Ảnh hưởng Thảo thư

Chữ hiragana phát triển từ dạng chữ thảo của manyogana.

So với chữ lệ và chữ khải, chữ thảo có nhiều nét bị lược bỏ, trộn lẫn, nhiều nét "viết tháu" và chỉ giữ lại dáng vẻ thô sơ của chữ gốc, điều này khiến rất ít người có thể đọc hiểu được chữ thảo và điều này ảnh hưởng tiêu cực đến việc giao tiếp nếu áp dụng chữ này vào sinh hoạt và hành chính. Chính vì vậy, dù xuất hiện từ sớm, thảo thư không thể có vị trí là chữ viết "hành chính" của một quốc gia như các chữ triện, lệ và khải, nó chỉ xuất hiện nhằm đáp ứng như cầu "tốc ký" vì các lối chữ triện, lệ, khải khó có thể nào viết nhanh được. Tuy nhiên, chữ thảo lại tìm thấy vị trí quan trọng trong nghệ thuật viết chữ Trung Hoa, và nó là một lối chữ được nhiều đại thư pháp gia ưa thích, tỉ như Trương Chi, Trương Húc và Hoài Tố.[2][6]

Một vai trò nổi bật khác của chữ thảo đó là, các dạng chữ thảo là nguồn tham khảo quan trọng trong quá trình đơn giản hóa chữ viết của Trung Hoa để hình thành nên chữ giản thể của CHND Trung Hoa và tân tự thể (shinjitai) của Nhật Bản[7][8]; người Trung Quốc đã dùng cụm từ "cảo thư khải hóa" (草書楷化) để ám chỉ các chữ giản thể được hình thành dựa trên dạng chữ thảo kiểu in ấn của các chữ phồn thể gốc. Hệ thống chữ cái bình giả danh (hiragana) được xây dựng trên kiểu chữ thảo hoặc chữ hành của các chữ Hán dùng để ký âm Nhật Bản (Man'yōgana)[7][9]. Thảo thư cũng là lối viết từng được ưa chuộng của phụ nữ Nhật và được gọi là "nữ thủ" (女手, onnade), trong khi lệ thư được cho là thích hợp với nam giới và gọi là "nam thủ" (男手, otokode).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thảo thư http://www.ancientscripts.com/chinese.html http://global.britannica.com/EBchecked/topic/60762... http://arts.cultural-china.com/en/62A6116A12015.ht... http://www.stockkanji.com/info/glossary.htm http://www.chinaculture.org/gb/en_artqa/2003-09/24... http://www.chinaculture.org/gb/en_madeinchina/2005... http://www.chinaculture.org/gb/en_madeinchina/2005... http://www.chineseetymology.org/why_study.aspx http://books.google.com.vn/books?id=-0QyQlSb5QMC&p... https://www.academia.edu/2648352/For_diachronic_co...